Đối tác phân phối bất ngờ dừng hợp tác với BYD Việt Nam
Hôm nay 1.3, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Thanh Hoa - một đại học hàng đầu Trung Quốc, tổ chức hội thảo quốc tế "Giáo dục Đại học Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội và thách thức của giáo dục đại học trong thế kỷ 21 - kỷ nguyên trí tuệ số". Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học của hai đại học chia sẻ, thảo luận về cơ hội phát triển của giáo dục đại học trong thời đại bùng nổ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Tại hội thảo, PGS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng khoa Y, Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, cho biết từ nhiều năm trước, ở Việt Nam, nhà nước đã có chương trình quốc gia KC 4.0 nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI trong y tế. Cũng theo PGS Nguyễn Viết Nhung, hiện Việt Nam đã có phần mềm học sâu hỗ trợ chẩn đoán lao phổi dựa trên ảnh X-quang ngực. Khi sử dụng phần mềm này, bác sĩ đưa ảnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vào, sau đó phần mềm sẽ xử lý và đưa ra kết quả. Dự đoán của phần mềm với độ chính xác trên 95%. Việc ứng dụng AI đạt hiệu quả phát hiện sớm bệnh lao tăng gấp đôi so với trước khi ứng dụng AI. Công nghệ AI được gắn vào các máy X-quang và có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. AI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm những bệnh nhân nghi mắc lao dựa trên các tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn lao chính xác hơn."Từ nhiều năm trước, tại Bệnh viện Phổi T.Ư, tôi là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng AI trong chẩn đoán và dự báo dịch tễ bệnh lao phổi, dựa trên dữ liệu của Việt Nam. Chúng tôi sở hữu kho dữ liệu gồm 30.018 phim X.Q đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dán nhãn lao phổi, hiện dữ liệu này được công khai dùng chung trong cả nước", PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết. Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, AI được coi là chìa khóa cho tương lai y tế, mang lại những đột phá trong chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một trong những thách thức hiện nay là thiếu sự kết nối liên ngành, đặc biệt từ khâu đào tạo, giữa các ngành khoa học sức khỏe với các ngành công nghệ - kỹ thuật. "Bác sĩ thì không biết về AI, còn kỹ sư AI thì không biết về công việc thầy thuốc. Để phát triển ngành khoa học sức khỏe (trong đào tạo, nghiên cứu cũng như khám chữa bệnh), yêu cầu tất yếu là các thầy thuốc và các kỹ sư AI cần phải có "cùng một tiếng nói", nghĩa là hai bên phải hiểu được công việc của nhau, để giúp nhau tạo ra những công cụ công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ. Vì thế, đào tạo liên ngành cho bác sĩ và kỹ sư AI là giải pháp hết sức quan trọng", PGS Nguyễn Viết Nhung nói. PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ thêm: "Chúng ta vẫn nghe nói, AI phát triển thì bác sĩ mất việc. Chúng tôi không nghĩ như vậy, mà là bác sĩ sử dụng AI sẽ thay thế những bác sĩ không sử dụng AI". PGS Nguyễn Viết Nhung cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Đại học Thanh Hoa trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực AI y tế. Hình thức hợp tác có thể là đào tạo bác sĩ sử dụng AI thông qua các khóa học ngắn hạn, qua đó bác sĩ Việt Nam được học về phân tích dữ liệu, ứng dụng AI cơ bản; kỹ sư AI Việt Nam được học về kiến thức y khoa, thiết kế AI hiệu quả. Sự hợp tác giữa hai bên còn được thực hiện thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, nghiên cứu sau đại học… Có những chương trình hợp tác để nghiên cứu sinh Đại học Thanh Hoa được thực hành tại bệnh viện Việt Nam, sinh viên Việt Nam được tiếp cận công nghệ AI tiên tiến tại Đại học Thanh Hoa.Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, "mong ước thiết tha" của Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội là có một trung tâm mô phỏng y khoa đào tạo tiền lâm sàng. Hiện nay, việc đào tạo lâm sàng cho sinh viên y khoa hầu như chỉ thực hiện tại bệnh viện. Việc sinh viên trực tiếp học trên bệnh nhân ẩn chứa nhiều rủi ro và hiện cũng gặp khó khăn do thực hiện luật Khám chữa bệnh."Theo chuẩn mực đào tạo y khoa quốc tế thì đào tạo tiền lâm sàng là đào tạo trong các mô hình mô phỏng. Học qua mô phỏng thì sinh viên được phép sai lầm, được lặp đi lặp lại nhiều, có như thế các em mới nhanh giỏi lên được", PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ.Mỹ xả kho dầu 'khủng' liệu có đủ ?
Tây nguyên có nắng nóng cục bộ còn Nam bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt.
Đầu năm chen chân ở quán ăn, cà phê và… sắm vàng khu trung tâm TP.HCM
"Make in Viet Nam" là giải thưởng vinh danh những sản phẩm, giải pháp, nền tảng xuất sắc, tiêu biểu, thể hiện năng lực của doanh nghiệp Việt và người Việt trong việc làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghệ số.Lễ trao giải năm nay được Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam lần thứ 6 ngày 15.1.2025.Tại mỗi hạng mục giải thưởng, BTC sẽ chọn ra 10 sản phẩm trao giải và lựa chọn Top 3 để trao giải vàng, bạc, đồng. Xuất sắc vượt qua hàng trăm hồ sơ tham dự, giải pháp quản lý và vận hành KCN thông minh T.SIE của TNTech vinh dự đạt giải bạc tại hạng mục "Sản phẩm công nghệ số xuất sắc trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng" - 1 trong 5 hạng mục mới của Make in VietNam 2024.Việc chinh phục giải thưởng Make in Vietnam khẳng định chất lượng vượt trội của sản phẩm T.SIE và vị thế của TNTech trong ngành công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp giải pháp cho KCN thông minh. Trước đó, giải pháp quản lý và vận hành KCN thông minh T.SIE cũng nhận được sự công nhận rộng rãi từ các tổ chức uy tín qua các giải thưởng danh giá như "Thành phố thông minh Việt Nam 2023" và "Sao Khuê 2024".Theo đại diện của TNTech, khởi đầu của giải pháp T.SIE bắt đầu từ nghiên cứu nền tảng công nghệ để giải quyết các bài toán về quản lý an toàn lao động, bảo vệ môi trường, quản lý năng lượng và tối ưu hóa vận hành các KCN truyền thống.Trong hơn 3 năm phát triển giải pháp, TNTech đã tận dụng mọi nguồn lực, đặc biệt là các nguồn lực chuyên gia ngành từ các đối tác là đơn vị phát triển KCN ROX iPark và công ty quản lý vận hành KCN IMC. Công ty cũng vận dụng những tri thức công nghệ mới và những kinh nghiệm thực tiễn trong phát triển thành phố thông minh vào phát triển giải pháp quản lý và vận hành KCN. Nhờ đó, giải pháp T.SIE liên tục được tối ưu, đảm bảo tính linh hoạt và triển khai hiệu quả cho các KCN.Khi ứng dụng T.SIE, các KCN sẽ được tích hợp các công nghệ giám sát chất lượng không khí, nước thải, khí thải; hệ thống giám sát năng lượng; hệ thống giám sát và cảnh báo sớm về các nguy cơ cháy nổ (PCCC) và tai nạn lao động. Nhờ đó, các KCN sẽ quản lý hiệu quả hơn các yếu tố môi trường, tối ưu hóa sử dụng năng lượng, giảm thiểu rủi ro về cháy nổ, tai nạn, đảm bảo an toàn về tài sản và con người. Các dữ liệu giám sát thu thập được sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các biện pháp kịp thời và chính xác, nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và an toàn lao động.Ngoài việc tối ưu vận hành, T.SIE còn tích hợp các nguyên tắc ESG (Environment - môi trường, Social - xã hội và Governance - quản trị doanh nghiệp), giúp các KCN hướng tới đáp ứng các tiêu chuẩn ESG.Theo ước tính, thời gian triển khai giải pháp quản lý và vận hành thông minh T.SIE cho mỗi khu công nghiệp sẽ từ 2-5 tháng, bao gồm khảo sát hiện trạng, lắp đặt hệ thống đến đào tạo vận hành. Tuy nhiên, thời gian triển khai còn phụ thuộc vào tầm nhìn dài hạn và cam kết mạnh mẽ về chuyển đổi số của các đơn vị quản lý khu công nghiệp.Hiện giải pháp T.SIE đã được triển khai tại KCN Quang Minh (Hà Nội) và sẽ được nhân rộng tại các KCN do ROX iPark phát triển. Trong tương lai, TNTech sẽ tiếp tục cải tiến và nâng cấp giải pháp T.SIE để phù hợp hơn với yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Công ty dự kiến sẽ phủ sóng sản phẩm tới các tỉnh thành trọng điểm về khu công nghiệp, từ đó hướng ra toàn quốc.
Các cựu danh thủ của bóng đá Việt Nam gồm Hồ Thanh Cang (bìa trái) và cựu tiền vệ Nguyễn Minh Phương (áo xanh), người từng vô địch AFF Cup 2008
'Nóng' với điện
Phút 64, Supachok Sarachat bất ngờ có bàn nâng tỷ số lên 2-1 cho đội tuyển Thái Lan bằng cú sút từ ngoài vòng cấm trong sự sững sờ của đội tuyển Việt Nam và rất nhiều CĐV có mặt trên sân Rajamangala, vì trước đó Đình Triệu đã chủ động ném bóng ra biên khi Hoàng Đức bị đau.Trọng tài sau khi trao đổi với cả 2 BHL đã chấp nhận bàn thắng này. Nhưng như cách Supachok và các cầu thủ Thái Lan cố gắng tìm lý do cho mình, sự gượng gạo trong ăn mừng của các CĐV đã nói lên điều ngược lại. Tiếng cổ vũ tại Rajamangala từ sau bàn thắng đó đã không còn rộn ràng như trước nữa!Thái Lan đang là vua của Đông Nam Á với 2 chức vô địch AFF Cup liên tiếp, cùng kỷ lục 7 lần đăng quang. Nhưng đêm 5.1, niềm kiêu hãnh lớn lao đó đã bị tổn thương khi các học trò của HLV Masatada Ishii chọn cách đi ngược tinh thần bóng đá đẹp.Không chỉ bàn thắng bị CĐV Đông Nam Á ví như "ăn cắp", các cầu thủ Thái Lan còn thể hiện bộ mặt xấu xí với hàng loạt pha phạm lỗi, các đòn tiểu xảo nhằm gây ức chế cho các cầu thủ đội tuyển Việt Nam. Chiếc thẻ đỏ của Weerathep Pomphan chính là hình ảnh tiêu biểu cho lối chơi xấu của đội tuyển Thái Lan.Việc từ bỏ điểm mạnh là chơi bóng kỹ thuật, đã khiến đội tuyển Thái Lan phải trả giá khi không còn là chính mình. Khi Tuấn Hải đem về bàn gỡ hòa 2-2, có thể cảm nhận rất rõ các cầu thủ "Voi chiến"đã mất tinh thần.Niềm tin của Thái Lan đã bị sứt mẻ trầm trọng không chỉ vì pha đá phản lưới nhà của Pansa Hemviboon mà còn vì hạt mầm "sợ hãi" đã đâm chồi từ trước đó, trước đội tuyển Việt Nam trong muôn vàn sức ép vẫn tập trung tối đa cho việc chơi bóng.Ngay từ đầu trận đấu, trái ngược với nhiều dự đoán, HLV Kim Sang-sik đã bố trí đội hình chủ động dâng cao chơi tấn công sòng phẳng trước đội chủ nhà Thái Lan.Tinh thần không biết sợ đó đã giúp đội tuyển Việt Nam có bàn dẫn 1-0 do công Tuấn Hải, người đến với AFF Cup 2024 với đôi chân chưa khỏi hẳn chấn thương, được cất kỹ cả giải trước khi bất ngờ đá chính ở trận chung kết lượt về và trở thành người hùng.Ngay cả trong những thời khắc khó khăn nhất, khi chứng kiến Thái Lan bất chấp tất cả để có 2 bàn thắng, kể cả thiếu fair-play và đá rắn… thì các cầu thủ Việt Nam vẫn tỉnh táo để không bị cuốn theo, không trả đũa mà tập trung tối đa chơi bóng.Đặc biệt từ sau bàn thắng của Supachok, các cầu thủ Việt Nam đã có phản ứng theo cách quá tuyệt vời. Các chàng trai áo đỏ khiến Thái Lan bất ngờ, không có thái độ cay cú trả đũa như người Thái mong chờ, ngược lại là tinh thần không bỏ cuộc mạnh mẽ.Sau trận đấu, hậu vệ Ben Davis - người chơi tốt nhất bên phía Thái Lan miễn cưỡng dùng từ "thiếu may mắn" để nói về thất bại của đội nhà. Nhưng có lẽ bản thân anh cũng hiểu "Voi chiến" đã có thất bại toàn diện trước khán giả nhà.Đây không phải là lần đầu tiên Thái Lan để thua đội tuyển Việt Nam ở Rajamangala, nhưng chắc chắn nó sẽ là thất bại đáng quên nhất của họ, khi "Voi chiến" đánh mất mình trong mắt CĐV Đông Nam Á, trước bài học tinh thần thể thao từ các cầu thủ Việt Nam.Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn